Giới thiệu chung Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Năng lượng tái tạo

01-06-2017

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Năng lượng tái tạo (KTTN&NLTT) thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) được thành lập trên cơ sở Bộ môn Quản lý môi trường.

Hiện nay Bộ môn KTTN&NLTT có đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 04 tiến sỹ, 06 thạc sỹ và các cộng tác viên giàu kinh nghiệm, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2. Chức năng và nhiệm vụ

Bộ môn KTTN&NLTT phụ trách 02 chương trình đào tạo chính quy:

+Ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên (liên kết cùng Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Công nghiệp TPHCM);

- Mã ngành: 7850102

- Chuẩn đầu ra chương trình - Download    

- Tiến độ đào tạo - Download 

+Chuyên ngành Năng lượng tái tạo (liên kết cùng Khoa Công nghệ Điện, ĐH Công nghiệp TPHCM), bao gồm cả chương trình Chất lượng cao.

-Mã ngành: 7510301 (thuộc ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ)

-Chuẩn đầu ra chương trình - Download     

-Tiến độ đào tạo - Download 

  • Nghiên cứu khoa học và công nghệ về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
  • Hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và năng lượng tái tạo.
  • Tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ.

3. Triển vọng nghề nghiệp sau khi đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Năng lượng tái tạo sẽ được cấp bằng Kỹ sư Điện-Điện tử, có thể đảm nhận vị trí việc làm:

  • Cán bộ phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch vật tư,… của các công ty điện lực, các công ty truyền tải, các nhà máy điện, các trung tâm thí nghiệm điện, các trung tâm điều độ hệ thống điện; các công ty TNHH, nước ngoài hoặc liên doanh hoạt động về lãnh vực điện năng và năng lượng tái tạo.
  • Cán bộ tư vấn giám sát, thiết kế, thi công các công trình điện, các công trình xây dựng có hạng mục điện, năng lượng tái tạo.
  • Cán bộ quản lý, vận hành, bảo trì, sữa chữa hệ thống điện, thiết bị điện, hệ thống và thiết bị năng lượng tái tạo của các nhà máy, xí nghiệp, công sở.
  • Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo – dạy nghề.

 Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kinh tế tài nguyên thiên nhiên sẽ được cấp bằng Cử nhân kinh tế, có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan nhà nước hoạt động về hoạch định, xây dựng cơ chế, đề ra các chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường,…
  • Các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động về lĩnh vực: năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, hàng hoá thân thiện môi trường, định hướng người tiêu dùng,…
  • Các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động về khai thác sử dụng hiệu quả, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, định giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Các Viện, cơ sở đào tạo – dạy nghề về năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, hàng hoá thân thiện môi trường.

4. Liên hệ

Chủ nhiệm Bộ môn: TS.Bùi Tấn Nghĩa; ĐT: 0908489200; email: buitannghia@iuh.edu.vn ; btnghia109@gmail.com

Văn phòng X9.16, tầng 9, toà nhà X, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, số 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Giảng viên bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Năng lượng Tái tạo